IELTS Speaking Part 2 – Kindness

Bài mẫu IELTS Speaking Part 2 – Topic: Kindness

Describe a time you helped someone.

You should say:

Who and Why did you help?

How did you help this person?

What was the result?

And explain how you felt about helping this person.

 

> Việt Anh Song Ngữ vẫn khai giảng thường xuyên các lớp 1-1:

>> Kỹ năng Biên – Phiên Dịch

>> Kỹ Năng Giao Tiếp

>> Lớp Từ Vựng và Luyện Phát Âm

>> Lớp Viết Dịch, Email cho Người Đi Làm

>> Lớp Luyện Ielts Writing

SAMPLE

I would love to talk about a time when I helped a woman whose daughter was suffering from depression through her most arduous period a few years ago.

Tôi rất muốn kể về khoảng thời gian tôi đã giúp đỡ một người phụ nữ có con gái bị trầm cảm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất cách đây vài năm.

 

She was the landlady of my college classmate. She shared that her daughter developed unusual symptoms including tiredness, irritability, loss of appetite, and sleeping problems,  leading to a decline in her academic performance.

Cô ấy là chủ nhà của người bạn cùng lớp đại học của tôi. Cô chia sẻ, con gái cô xuất hiện những triệu chứng bất thường bao gồm mệt mỏi, cáu kỉnh, chán ăn, khó ngủ, dẫn đến kết quả học tập sa sút.

 

One day, she asked my classmate who was renting one of her houses at that time to give her advice on her daughter’s mental health and have my phone number. Then, the landlady quickly contacted me and shared her daughter’s situation. As soon as I heard the story she shared, I knew that her daughter had studied very well before, however, over the past 2 years, every day she sank further and further into depression. Feelings of depression swamping her became the reason for her poor academic results. I told her that maybe her daughter has a mild depression that is treatable now. I warned that her condition would have deteriorated without her family’s attention. I advised her to talk to her daughter more to understand her unresolved thoughts or problems.

Một ngày nọ, cô ấy nhờ người bạn cùng lớp của tôi đang thuê một căn nhà của cô ấy vào thời điểm đó cho lời khuyên về sức khỏe tâm thần của con gái cô ấy và cô ấy đã cho cô ấy số điện thoại của tôi. Sau đó, bà chủ nhà đã nhanh chóng liên lạc với tôi và chia sẻ về hoàn cảnh của con gái. Ngay khi nghe câu chuyện cô chia sẻ, tôi biết con gái cô trước đây học rất giỏi, tuy nhiên, 2 năm qua, cô càng ngày càng sa vào trầm cảm. Cảm giác chán nản xâm chiếm đầu óc cô trở thành nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập kém cỏi của cô. Tôi nói với cô ấy rằng có thể con gái cô ấy bị trầm cảm nhẹ và hiện có thể điều trị được. Tôi đã cảnh báo rằng tình trạng của cô ấy sẽ xấu đi nếu không có sự quan tâm của gia đình. Tôi khuyên cô nên nói chuyện với con gái nhiều hơn để hiểu những suy nghĩ hay vấn đề chưa được giải quyết của con.

 

She and other family members should take turns talking to the girl as well as regularly organize family picnics for the girl to quickly relieve stress. In addition, if the girl suffered from insomnia or frequent headaches, she should be taken to a psychologist to get an effective treatment.

Mẹ cô và các thành viên khác trong gia đình nên thay phiên nhau nói chuyện với cô cũng như thường xuyên tổ chức các chuyến dã ngoại gia đình cho con gái để bé nhanh chóng giải tỏa căng thẳng. Ngoài ra, nếu cô gái bị mất ngủ hoặc đau đầu thường xuyên thì nên đưa đến bác sĩ tâm lý để có được phương pháp điều trị hiệu quả.

 

Following my advice, her condition gradually improved over more than six months of treatment with the doctor as well as the support of her family. She realized that the obstacles she was facing slowly would help her to be stronger. She was alert, happy, and excited to engage in more life activities than before with family and friends. I felt delighted to hear that because I could be able to help her overcome the girl and her mother get out of the woods.

Theo lời khuyên của tôi, tình trạng của cô dần được cải thiện sau hơn 6 tháng điều trị cùng bác sĩ cũng như sự hỗ trợ của gia đình. Cô nhận ra rằng những trở ngại mà cô đang gặp phải sẽ giúp cô mạnh mẽ hơn.  Cô tỉnh táo, vui vẻ và hào hứng tham gia vào nhiều hoạt động cuộc sống hơn trước cùng gia đình và bạn bè. Tôi cảm thấy rất vui khi có thể giúp cô vượt qua vấn đề tâm lý.

Vocabulary highlight:

Arduous period: giai đoạn khó khăn, giai đoạn gian khổ

Irritability: cáu gắt, cáu bẳn, gắt gỏng

Loss of appetite: mất cảm giác ngon miệng

Sleeping problems: Vấn đề về giấc ngủ

Sink further and further into depression: Càng ngày càng sa vào trầm cảm

Feelings of depression swamping: Cảm giác chán nản tràn ngập:

Deteriorate (v) sa sút

Engage in: tham gia vào

Treatable (v) có thể điều trị được

A psychologist (v) Nhà tâm lý học

Academic performance: Kết quả học tập

 

vietanhsonngu team

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ nếu bạn thấy hữu ích:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *