Japan: Samurai – blade makers have succeeded in finding a new direction
Nhật Bản: Các nhà sản xuất lưỡi dao Samurai đã thành công trong việc tìm ra một hướng đi mới
Seki city, located in a Japanese Gifu Prefecture, also known as the City of Blades, dates back to the 14th century when it became a major producer of swords in the country thanks to its faorable natural environment.
Thành phố Seki, nằm ở tỉnh Gifu của Nhật Bản, còn được gọi là Thành phố Kiếm, có từ thế kỷ 14 thời điểm mà thành phố này trở thành nơi sản xuất kiếm lớn trong nước nhờ môi trường tự nhiên thuận lợi.
For Samurai sword makers, clean water, charcoal, and raw materials were ideal ingredients for making the type of traditional swords.
Đối với những người thợ làm kiếm Samurai, nước sạch, than củi và nguyên liệu thô là những nguyên liệu lý tưởng để làm ra loại kiếm truyền thống này.
Local sword makers produced high-quality iron by forging ironsand until it became red-hot and tough metal and then plunged it into cool water to mould the weapon into a curved shape.
Những người thợ làm kiếm trong vùng đã sản xuất sắt chất lượng cao bằng cách rèn sắt cát cho đến khi nó trở thành kim loại nóng đỏ và cứng, sau đó nhúng nó vào nước mát để tạo hình cong cho vũ khí.
The traditional industry started faltering in 1876 when an order was launched to ban samurai from using their swords. However, pocket knives began being produced for export in Seki after World War II.
Ngành công nghiệp truyền thống bắt đầu chững lại vào năm 1876 khi lệnh cấm samurai sử dụng kiếm được ban hành. Tuy nhiên, dao bỏ túi bắt đầu được sản xuất để xuất khẩu ở Seki sau Thế chiến II.
In the first stage, business boomed and got favorable by mass exports to the United States.
Trong giai đoạn đầu, hoạt động kinh doanh bùng nổ và thuận lợi nhờ xuất khẩu hàng loạt sang Hoa Kỳ.
However, in the 1970s, China became the new emerging blade maker by supplying cheaper products. Everything started to change and Japanese knives could no longer compete.
Tuy nhiên, vào những năm 1970, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất lưỡi dao mới nổi bằng việc cung cấp các sản phẩm rẻ hơn. Mọi thứ bắt đầu thay đổi và những con dao Nhật Bản không còn cạnh tranh được nữa.
Besides, German products, such as Zwilling knives, dominated the global market for high-end knifeware while luxury Japanese offerings remained few and far between.
Bên cạnh đó, các sản phẩm của Đức, chẳng hạn như dao Zwilling, cũng thống trị thị trường đồ dùng dao cao cấp toàn cầu trong khi các sản phẩm xa xỉ của Nhật Bản vẫn còn rất ít.
The business entered into difficult times as many Japanese knife makers were trapped in the idea that their products would not be welcomed in the market unless they were cheaper than others, forcing Seki’s blade-makers to seek a new direction.
Công việc kinh doanh rơi vào thời kỳ khó khăn khi nhiều nhà sản xuất dao Nhật Bản mắc kẹt trong suy nghĩ rằng sản phẩm của họ sẽ không được thị trường chào đón trừ khi chúng rẻ hơn những sản phẩm khác, buộc những người sản xuất dao của Seki phải tìm một hướng đi mới.
To stand out their made-in-Japan pedigree, Sumikama Cutlery, a Japanese manufacturer of high-quality cutlery, has used the over 780-year experience of Seki swordsmiths to add a wavy two-tone finish to the knives that evoke the traditional styles of samurai blades, with a kanji-character logo.
Để làm nổi bật nguồn gốc sản xuất tại Nhật Bản, Sumikama Cutlery, nhà sản xuất dao kéo chất lượng cao của Nhật Bản, đã sử dụng kinh nghiệm hơn 780 năm của những người thợ rèn kiếm Seki để thêm lớp hoàn thiện hai tông màu lượn sóng cho những con dao gợi lên nét truyền thống cho những thanh kiếm samurai, cùng với logo ký tự kanji.
Chef Olivier Oddos, the French owner of a Tokyo restaurant once boasting a Michelin star, said that Japanese kitchen knives now gain their “truly worldwide” reputation, according to AFP.
Đầu bếp Olivier Oddos, chủ người Pháp của một nhà hàng ở Tokyo từng được nhận sao Michelin, cho biết dao làm bếp của Nhật Bản hiện đã có danh tiếng “thực sự trên toàn thế giới”, theo AFP.
Theo: AFP
Content Writer: Anh Vũ